Tin tức

Kỳ vọng nào cho tỷ giá?

Kỳ vọng nào cho tỷ giá?

 
Ngày 27-3-2018, tỷ giá chuyển khoản bán ra được các ngân hàng niêm yết ở mức 22.850  đồng/đô la Mỹ. Ngày 27-3, tỷ giá công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua vào vẫn giữ nguyên 22.700 đồng/đô la Mỹ như nhiều tháng qua, nhưng ở chiều bán ra đã ở 23.096 đồng/đô la Mỹ, chỉ còn cách giá trần hai mươi mấy đồng.
 
ky vong nao cho ty gia Chốt quý 1/2018, tỷ giá USD/VND ổn định
ky vong nao cho ty gia HSBC dự báo tỷ giá 22.900 VND/USD vào cuối năm dù FED tăng lãi suất 3-4 lần trong năm
ky vong nao cho ty gia

Ảnh: Thành Hoa.

Như vậy so với đầu tháng 2 và suốt tháng 1-2018 tỷ giá bán ra của các tổ chức tín dụng đã tăng khoảng 110 đồng/đô la Mỹ, tương đương 0,49% hay tiền đồng đã mất giá 0,49% so với đồng đô la. Nếu mức trên được giữ vững cho đến hết quí 1 năm nay, thì cũng tương đối hợp lý trong chính sách điều hành tỷ giá của NHNN.

Tỷ giá của các ngân hàng có chuyển động từ sau Tết và chuyển động rõ nét dần từ thời điểm Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất đô la Mỹ thêm 0,25 điểm phần trăm ngày 21-3-2018. Không biết vô tình hay cố ý, cũng thời gian này lãi suất tiền đồng liên ngân hàng đột ngột xuống thấp, kỳ hạn qua đêm chỉ còn 0,7%/năm vào ngày 23-3-2018 và kỳ hạn một tuần còn 1%/năm. Chủ tịch hội đồng quản trị một ngân hàng cổ phần tầm cỡ ở TPHCM cho biết thanh khoản tiền đồng đang rất dồi dào, đến mức một ngân hàng nửa quốc doanh đã chào cho vay khối lượng lớn tới năm năm với mức 7,5%/năm, mà không nân hàng nào chấp nhận vay. Các ngân hàng cổ phần, theo ông, đang nỗ lực huy động vốn kỳ hạn dài từ dân cư để nâng tính bền vững cho nguồn đầu vào. Còn nếu cần vốn ngắn hạn, họ lên liên ngân hàng vay với giá vốn thấp hơn đáng kể.

Lãi suất tiền đồng thấp đã thúc đẩy bộ phận kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại giữ trạng thái ngoại tệ ở mức cao nhất có thể. Không loại trừ khả năng một số ngân hàng đã bán ngoại tệ forward ba tháng cho NHNN, nay tìm cách mua lại. Đang có những phỏng đoán trong giới ngân hàng về khả năng NHNN sẽ nâng giá mua đô la Mỹ trong tương lai gần để tăng tiến độ dự trữ ngoại hối. Quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia đã đạt 60 tỉ đô la Mỹ, song cũng mới chỉ tương đương 13,5 tuần nhập khẩu tức là mức tối thiểu mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến cáo do tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh những năm gần đây. Mục tiêu nâng Quỹ dự trữ ngoại hối lên tương đương 16 tuần nhập khẩu vẫn còn cần nhiều thời gian để thực hiện.

Giới kinh doanh đang tính toán liệu năm nay sự mất giá của tiền đồng so với đô la Mỹ sẽ là bao nhiêu. Đa số doanh nghiệp mà chúng tôi tham khảo ý kiến, nhận xét mức trượt giá 1-1,5% so với năm ngoái là chấp nhận được. Nếu chạm 2% hoặc cao hơn là đáng e ngại. Họ tính, hiện chênh lệch lãi suất tiết kiệm giữa tiền đồng và đô la Mỹ kỳ hạn 9-12 tháng xấp xỉ 6%/năm; lạm phát năm nay dự kiến 4%; nếu tiền đồng mất giá 2% so với đô la Mỹ thì coi như lợi thế nắm giữ tiền đồng không còn. Khi ấy sự dịch chuyển sang nắm giữ ngoại tệ từ phía dân cư có thể xuất hiện.

Trong trường hợp lạm phát năm nay vượt 4%, thì rõ ràng áp lực lên tỷ giá sẽ còn nặng hơn và mục tiêu hạ lãi suất cho vay của NHNN có thể bị ảnh hưởng. Ngoài ra, chưa thể đo lường chính xác phản ứng của thị trường trong nước trước các đợt điều chỉnh lãi suất lần sau ngay trong năm nay của Fed. Các dự báo trên thị trường tài chính quốc tế đều chỉ ra Fed sẽ điều chỉnh lãi suất thêm hai lần nữa, tức ba lần tất cả, và bỏ ngỏ lần điều chỉnh thứ tư. Chưa kể hầu hết các thành viên Ủy ban Thị trường mở của Fed đều đưa ra ý kiến về một mức lãi suất cao hơn hẳn các dự báo cũ cho đô la Mỹ trong năm 2019 và năm kế tiếp.

Tỷ giá sẽ tác động nhất định đến dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và gián tiếp nước ngoài (FII). Trong khi vốn FDI, cả đăng ký và giải ngân, đều cải thiện tốt thì dòng vốn FII đang có dấu hiệu biến động. Theo Hose, từ đầu tháng 3 đến hết ngày 23-3-2018, giao dịch của khối ngoại khá cân bằng, với tổng giá trị mua là 19.316 tỉ đồng và tổng giá trị bán là 19.300 tỉ đồng, trong khi tháng 1 và tháng 2 họ mua ròng rất mạnh. Thông tin về việc bán cổ phần cho đối tác chiến lược, nhất là nước ngoài, của năm doanh nghiệp đã IPO vừa qua là Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tổng công ty Dầu, Điện lực Dầu khí, Tổng công ty Phát điện 3 và tập đoàn Cao su cho đến nay chưa có nhiều tiến triển mặc dù các đơn vị trên đã nhanh chóng đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UpCom.

Tuy nhiên ở một chiều hướng khác, vốn FII đang chảy dồn dập hơn vào M&A, đặc biệt các dự án bất động sản. Thậm chí một số dự án bất động sản lớn trị giá hàng trăm triệu đô la Mỹ mỗi dự án đang được thương thảo chuyển nhượng. Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu đang được các ngân hàng phát huy tác dụng và lợi nhuận của một số ngân hàng sẽ cải thiện trong năm nay nhờ xử lý nợ xấu và hoàn nhập dự phòng rủi ro. Sự mạnh lên của dòng vốn nước ngoài trong M&A là chất xúc tác mới cho nguồn cung ngoại tệ

Chia sẻ:

Tư vấn
QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CAO SU TỰ NHIÊN

QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CAO SU TỰ NHIÊN

Ngành sản xuất cao su tự nhiên chế biến nguyên liệu thô thành các sản phẩm cao...

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh trả lời chất vấn

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh trả lời chất vấn

(Chinhphu.vn) – Chiều 19/3, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 22, Ủy ban Thường...

Sản phẩm lọc hóa dầu là gì?

Sản phẩm lọc hóa dầu là gì?

Các sản phẩm lọc hóa dầu là một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta....

 Kỳ vọng nào cho tỷ giá?

Kỳ vọng nào cho tỷ giá?

Ngày 27-3-2018, tỷ giá chuyển khoản bán ra được các ngân hàng niêm yết ở mức 22.850...

Chỉ đường
Zalo
Hotline
Chat facebook
back-to-top.png